Cà rốt không chỉ thêm hương vị ngọt ngào cho món ăn mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe tổng thể, nhất là phần da, mắt, răng và hệ thống tiêu hóa.
Beta carotene: Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ này, và cùng với nhiều yếu tố quan trọng khác, Beta carotene có thể được chuyển hóa thành vitamin A giúp cơ thể duy trì làn da khỏe mạnh.
Tiêu hóa: Cà rốt tăng tiết nước bọt đồng thời cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu và các enzym hỗ trợ tiêu hóa. Ăn thường xuyên cà rốt có thể giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa khác.
Chất kiềm: Đây là loại hóa chất khá dồi dào trong cà rốt, có tác dụng làm sạch và đem lại sức sống mới cho máu trong khi cân bằng tỷ lệ axit/kiềm của cơ thể.
Kali: Thành phần kali có nhiều trong cà rốt giúp duy trì nồng độ muối lành mạnh trong cơ thể, qua đó giúp giảm huyết áp cao.
Nha khoa: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh cà rốt có khả năng tiêu diệt vi trùng có hại trong miệng và giúp ngăn ngừa sâu răng.
Vết thương: Cà rốt sống hoặc nghiền có thể được sử dụng làm lành vết thương, vết cắt hay viêm.
Dinh dưỡng thực vật: Trong số các chất dinh dưỡng tự nhiên, cà rốt có chứa một hoạt chất gọi là falcarinol, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giúp ruột kết khỏe mạnh hơn.
Carotenoids: Cà rốt rất giàu carotenoids, cũng là dưỡng chất tự nhiên đặc biệt ích lợi trong việc ngăn ngừa ung thư, tim mạch, bệnh đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực ở người già và phát hiện gần đây là tác dụng điều hòa lượng đường huyết.
Chất xơ: Cà rốt cung cấp một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, có thể làm giảm cholesterol LDL (loại xấu) và tăng cholesterol HDL (loại tốt), giúp làm giảm đông máu và ngăn ngừa bệnh tim.
Giải độc và xây dựng tế bào mới: Nhờ công dụng này mà khi ăn nhiều cà rốt, người ta có thể cải thiện đôi mắt, làn da, tóc, móng tay và nhiều cơ quan khác.
Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến