Người bị gout thường có biểu hiện đau nhức ở các khớp do sự tích tụ của các tinh thể axit uric. Thường những người bị gout sẽ có biểu hiện đau nhiều ở ngón chân cái, tuy nhiên nó có thể tấn công tới các bộ phận khác trên cơ thể như: bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay,… Thông thường một cuộc tấn công, đợt cấp có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí kéo dài trong vài tháng. Gout thường xuất hiện ở đàn ông, ở những người bị béo phì, những người thường xuyên sử dụng bia rượu, có chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Là một dạng rối loạn chuyển hóa, do đó chế độ ăn uống có một vai trò quan trọng trong việc gia tăng tình trạng đau đớn, khó chịu ở các khớp.
Bố tôi là người bị bệnh gout cũng đã khá nhiều năm, do đó ông là người hiểu rõ nhất những khó chịu mà người bị bệnh gout gặp phải, và ông cũng đã ghi chép, tổng hợp lại 8 loại thực phẩm mà mỗi khi ăn vào thì cả đêm hôm đó ông sẽ không tài nào ngủ được vì cảm giác giòi bò, kiến bò trong xương.
Hải sản: Các loại hải sản như: sò, điệp, cá hồi,… là những thực phẩm giàu purin, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric, người bình thường thì không vấn đề gì, nhưng đối với người bị gout, sự chuyển hóa của axit uric là kém, nên nó không thể đào thải được mà tích tụ tai các khớp, gây hiện tượng đau đớn, khó chịu. Nếu đây là những món ăn mà bạn ưa thích thì cần phải hạn chế nó một cách tối đa. Thỉnh thoảng bạn có thể dùng nhưng với một lượng nhỏ.
Cá biển: Cá trích, cá ngừ, cá cơm là những loại cá có hàm lượng đạm cao, do đó không thích hợp cho người bị gout. Cần loại bỏ các loại cá này ra khỏi thực đơn của bệnh nhân gout. Thỉnh thoảng bệnh nhân gout có thể ăn tôm hùm, cá trình,…
Bia: Bia là một trong những nguyên nhân gây bệnh gout, bia không chỉ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, mà nó còn làm cho cơ thể khó đào thải axit uric hơn. Rượu có thể là một lựa chọn tốt hơn tuy nhiên nếu uống nhiều rượu thì đó lại là một ý tưởng tồi cho tất cả mọi người, và trong đó có cả bệnh nhân gout. Do đó bệnh nhân gout chỉ nên dùng một chút xíu rượu và cần phải được hạn chế một cách tối đa.
Thịt đỏ: Thịt đỏ được chứng minh là không tốt cho người bị bệnh gout. Nếu bạn bị gout bạn nên hạn chế các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt lợn… và thay vào đó là các loại thịt có màu trắng như thịt gà.
Thịt ngỗng và thịt gà Thổ Nhĩ Kỳ: đây là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao hơn so với các thực phẩm khác, người bị gout nên hạn chế thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày, thay vào đó nên chọn thịt đùi gà và thịt đùi vịt
Đồ uống có đường: Các loại nước ngọt có chứa nhiều chất làm ngọt, fuctose đây là một trong những chất có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1 người đàn ông tiêu thụ nhiều fructose có nguy cơ phát triển bệnh gout cao hơn nhiều so với những người tiêu thụ ít fructose. Ngoài ra fructose cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở phụ nữ.
Măng tây, súp lơ, rau bina, nấm là những loại rau chứa nhiều purin hơn so với các loại rau khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng các loại rau này với số lượng ít, vì purin có nguồn gốc thực vật thường dễ dàng đào thải hơn so với purin có nguồn gốc động vật.
Nội tạng động vật: gan, thận, lá lách cần loại bỏ hoàn toàn ra khỏi thực đơn dành cho bệnh nhân gout.
Nếu bạn bị gout ngoài việc tránh xa 8 loại thực phẩm trên, bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm ít chất béo như sữa, trái cây họ cam quýt, rau xanh. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng chống chọi với bệnh gout hơn.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến