Đau đầu do huyết áp cao hay gặp ở người trên 50 tuổi, nữ bị nhiều hơn nam, mức độ đau thường thay đổi theo chỉ số huyết áp và trạng thái tâm lý của người bệnh. Cơn đau đầu do huyết áp cao thường xảy ra lúc cuối đêm về sáng, kéo dài tới khi thức dậy và giảm dần khi bệnh nhân bắt tay vào hoạt động công việc. Vị trí đau thường khu trú ở vùng chẩm hoặc trán, có thể lan lên trên đỉnh đầu và thường cân đối hai bên đầu. Trong cơn đau, bệnh nhân có cảm giác mỏi, cứng các cơ ở cổ gáy. Cơn đau đầu biến đổi theo sự tiến triển của huyết áp: đau giảm đi khi huyết áp hạ và ngược lại, đau tăng khi lo buồn căng thẳng, giảm đi khi nghỉ ngơi, thư giãn. Cơn đau thường đi kèm với đánh trống ngực và chóng mặt.
Phụ thuộc vào sự thay đổi của chỉ số huyết áp và trạng thái tâm lý như đã nói ở trên. Trong trường hợp huyết áp cao gây biến chứng thì đau đầu là dấu hiệu sớm và trung thành của tai biến chảy máu não: Đau đầu đột ngột, dữ dội song song với chỉ số huyết áp cao tăng vọt và những rối loạn thần kinh như mất thăng bằng, nhìn mờ hoặc mù, lên cơn co giật, yếu nửa người, rối loạn ý thức u ám hoặc hôn mê… Lúc này cần cấp cứu người bệnh càng sớm càng tốt.
Đối với chứng đau đầu do huyết áp cao, người bệnh thường kèm theo sự xúc động mạnh về tâm lý, cảm xúc không ổn định. Đôi khi bệnh nhân có xu hướng trầm cảm. Tuy nhiên không có các rối loạn thực thể khi khám thần kinh (loại trừ trường hợp huyết áp cao dẫn tới tai biến).
Do vậy để chuẩn đoán chính xác và đề phòng những tai biến của cao huyết áp cần khám chuyên khoa tim mạch và thần kinh nếu cần thiết làm thêm một số xét nghiệm khác như điện tim, chụp X quang ngực, siêu âm tim, làm điện não, xét nghiệm sinh hoá máu…
Để điều trị chứng đau đầu do huyết áp cao cần phải ổn định huyết áp.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến