1. Đại cương
Y học cổ truyền cho rằng bệnh về gan thuộc vào chứng hoàng đản với các triệu chứng điển hình như: da vàng, mắt vàng…Gan là cơ quan tồn trữ đồng thời là tiền đồn an ninh trong cơ thể, có trách nhiệm thanh lọc cái xấu, tiếp thu cái tốt để chuyển hóa về tim phân phối nuôi cơ thể. Người yếu gan cơ thể dễ bị nhiễm độc, nhất là do thức ăn uống. Gan không chịu được sự cấp bức và rất thích dịu ngọt là những chất làm ổn định và bổ gan.
2. Phân loại bệnh gan
– Can hư (yếu gan): Thấy đầu choáng váng, mắt khô, da vàng xanh, đau gân, đau xương, bứt rứt khó chịu, da thịt hâm hâm nóng, đó là triệu chứng can hư (yếu gan).
– Can thực (gan bị ứ đầy): Đau nhói phía hông trái, đầu nhức lâm râm liên tục không ngớt, bụng hay đau có khi nổi cục cộm lên ở hoong trái, đau bụng dưới, hay ói, nấc cục, ngực đầy tức, đó là chứng can thực (gan bị ứ đầy).
– Can hàn (gan lạnh): Đau xói bụng dưới, dái teo, nóng lạnh như sốt rét mà không có cữ nhứt định là chứng can hàn (gan lạnh).
– Can nhiệt (nóng gan): Hay xây xẩm, mắt đỏ nhức, miệng đắng, khát nước, hông đau, da khô ngứa sần cục, hay nhức ngứa hai lỗ tai, dái thòng, lưỡi đỏ, đi tiểu nhiều lần nước tiểu vàng là chứng can nhiệt (nóng gan).
3. Triệu chứng
1- Loại dương hoàng: Mắt, mặt, da vàng màu xanh tươi nhuận khi mới có phát sốt, khát, tiểu tiện vàng xẻn, đại tiện táo, rêu lưỡi, vàng ướt, thân thể mệt mỏi trong ngực mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, mạch hoạt sác, hay huyền sác.
Chứng này có khi phát hàng loạt (tây y gọi là viêm gan siêu vi trùng)
2- Loại âm hoàng: Mắt, mặt, da cũng vàng như màu tối mờ như hun khói, không sốt, ít khát, tiểu tiện nhiều, ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì hoặc hoãn nhược, thân thể mệt mõi.
4. Nguyên nhân gây bệnh gan theo đông y
– Tỳ không vận hòa mạnh thấp nhiệt tích lại
– Nhiệt nặng hơn thấp sinh ra dương hoàng.
– Thấp nằng hơn sinh ra dương hoàng
– Thấp nặng hơn nhiệt (lâu thành hư hàn) sinh ra âm hoàng.
5. Phương pháp điều trị bằng châm cứu
– Thanh nhiệt trừ thấp để trị chứng dương hoàng.
– Ôn trung hóa thấp để trị chứng âm hoàng.
6. Các phương huyệt được sử dụng để châm cứu trị chứng hoàng đản
Đối với bệnh nhân thuộc chứng dương hoàng
1- Chí dương
2- Đởm du
3- Tỳ du
4- Trung quản
5- Âm lăng tuyền
6- Nội đình
7- Nội quan
8- Thái xung
9- Hậu khê
10- Nhật nguyệt
Bệnh từ 6- 12 ngày đầu châm tả ngày 1 lần, bệnh cấp thì chỉ cần châm 6 ngày liền, sau đó ngày châm 1 lần rồi tùy tình hình bệnh tật mà linh hoạt quyết định.
Dùng thường xuyên là các huyệt số 1, 2, 3, 5, 9, 10 (tổng cộng là 6 huyệt) các huyệt còn lại luân lưu dùng xen kẽ.
Đối với bệnh nhân mắc chứng âm hoàn thì sử dụng kim châm vào các huyệt
1- Chí dương
2- Tỳ du
3- Vị du
4- Can du
5- Tâm du
6- Mệnh môn
7- Thận du
8- Trung quản
9- Quan nguyên
10- Túc tam lý
11- Công tôn
Các huyệt số 1, 2, 6, 8, 11 dùng thường xuyên, số còn lại luân lưu dùng xen kẽ.
7. Giải thích cách dùng huyệt:
Trong chứng dương hoàng, tả Chí dương cho thông dương để trị dương hoàng, tỳ du, trung quản, âm lăng tuyền, Nội đình để thanh đởm và tâm bào cho sườn ngực được khai thông. Nhật nguyệt là Mộ huyệt của đởm, Thái xung là Du huyệt của Can dùng để thông thấp nhiệt từ lý ra biểu không còn hại đến gan mật nữa.
Trong chứng âm hoàng, châm bổ hoặc cứu Chí dương để tráng dương trừ chứng âm hoàng. Tâm du để mạnh tâm, Tỳ du, Túc tam lý, Công tôn để ôn vị kiện tỳ trừ thấp. Mệnh môn, Thận du để cường tráng nguyên dương cho tỳ thận hóa thấp được tốt và cũng để duy trì kết quả về lâu dài.
Xoa bóp: Xoa xát dọc theo đường kinh vị, qua Chương môn, Nhật nguyệt, Kỳ môn, Thiên khu.
Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến