Như chúng ta đã biết: Vỡ ối non là một trong những tai biến sản khoa thường gặp trong quá trình mang thai. Vậy thế nào là vỡ ối non? Và vỡ ối non sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thai phụ cũng như em bé? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vỡ ối non và cách phòng tránh.
Hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về vỡ ối non. Ở Việt Nam khái niệm này được chia ra làm hai loại:
Loại 1: Ối vỡ sớm là ối vỡ khi đã có chuyển dạ và khi cổ tử cung chưa mở hết.
Loại 2: Ối vỡ non là tình trạng ối vỡ sau 1 giờ mà chưa có hiện tượng chuyển dạ.
Tùy theo tuổi thai mà mức độ nguy hiểm khác nhau và phương pháp điều trị cũng khác nhau.
Trong phạm vi bài viết này Thaythuoccuaban.com đề cập tới hiện tượng vỡ ối non xảy ra khi thai nhi còn ít tuần tuổi và phương pháp phòng ngừa. (Vỡ ối non dưới 24 tuần tuổi).
Đối với trường hợp thai nhi dưới 24 tuần tuổi mà xảy ra vỡ ối non thì khả năng giữ thai nhi là rất khó. Do đó việc xác định nguyên nhân vỡ ối non sẽ giúp phòng tránh và hạn chế hiện tượng này cho những lần mang thai tiếp theo.
Vỡ ối non thường do một số nguyên nhân sau:
- Thai bất thường: đa thai, đa ối, nhau tiền đạo, bong rau thai…
- Thai phụ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, mắc một số bệnh như giang mai, lậu,…
- Thai phụ bị hẹp khung xương chậu
- Kích thước tử cung nhỏ, hẹp dẫn tới hở eo cổ tử cung
- Thai phụ đã có tiền sử vỡ ối non ở lần mang thai trước
- Thai phụ thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C trong quá trình mang thai.
- Do chấn thương từ tác động bên ngoài như té ngã hay giao hợp quá mạnh bạo cũng khiến cho màng ối bị rách, gây vỡ ối.
Ngoài một số nguyên nhân trên vẫn có một số trường hợp bệnh nhân vỡ ối non mà chưa tìm ra nguyên nhân thì cần phải theo dõi và cần thận trong lần mang thai tiếp theo.
Để hạn chế tình trạng vỡ ối non, trước khi mang thai người mẹ cần chuẩn bị sức khỏe tốt nhất.
Trường hợp phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo thì cần điều trị khỏi bệnh mới nên có thai. Nếu trong khi có thai bị viêm nhiễm âm đạo cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ. Khám thai định kỳ để phát hiện sớm những hiện tượng bất thường. Trường hợp thai phụ khi mang thai nếu có dấu hiệu hở eo tử cung thì cần được điều trị ngay. Hạn chế những tác động nguy hiểm từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Hiệu quả điều trị phòng ngừa vỡ ối non tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn
Điều trị phòng ngừa vỡ ối non thành công cho bệnh nhân Vũ Thị Tuyết N, 27 tuổi, Móng Cái, Quảng Ninh.
Bệnh án: Chị N lập gia đình đã 2 năm, đã có thai 1 lần nhưng bị chửa ngoài dạ con. Chị đi kiểm tra tây y bị tắc vòi trứng. Chị có gọi điện đến phòng khám đặt thuốc điều trị, sau khi điều trị 5 đợt thuốc, chị đi kiểm tra, vòi trứng của chị đã thông. Sau đó chị có đi thụ tinh ống nghiệm, đã có thai. Hiện thai được 16 tuần, chị bị hở eo cổ tử cung. Bác sĩ chỉ định phải khâu eo nếu không sẽ dễ dẫn tới hiện tượng vỡ ối non. Chị N có gọi điện đến phòng khám thông báo tình trạng hiện tại, được bác sĩ tư vấn chi tiết, chị đồng ý lấy thuốc điều trị hở eo cổ tử cung. Sau 3 ngày dùng thuốc hoàn hở eo cổ tử cung, chị đã thông báo hiện cổ tử cung đã đóng, cổ tử cung đã dài hơn. Chị đang tiếp tục uống thuốc bổ an thai tại phòng khám, sức khỏe của hai mẹ con đều tốt.
Điều trị phòng ngừa vỡ ối non thành công cho bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Thủy, 28 tuổi, Phường 3, Vũng Tàu
Kính chào bác sỹ. Cháu năm nay 26 tuổi. Cháu đã có thai năm 2012 đuợc 6 tháng thì bị vỡ ối non dẫn tới sinh non. Do tuổi thai còn ít tuần nên không giữ được. Lần này cháu mới có thai đuợc 13 tuần, cháu có đi khám ở bệnh viện thì hiện tại sức khoẻ của cả mẹ và bé đều bình thuờng. Nhưng bác sỹ có khuyên cháu khi đuợc 14 tuần thì nên khâu eo cổ tử cung để tránh hiện tượng vỡ ối non như lần trước. Cháu cũng rất lo lắng về việc này. Vì lần trước cháu có khâu eo tử cung nhưng vẫn không giữ được. Mong các bác sỹ tư vấn giúp cho vợ chồng cháu. cháu xin chân thành cảm ơn.
Sau khi nhận được thư của chị Thủy phòng khám đã tư vấn cụ thể và chuyển thuốc bổ an thai cho chị. Đến khi thai nhi được 17 tuần thì chị Thủy có hiện tượng gò tức bụng, hở eo. Phòng khám chuyển thuốc hở eo cho chị điều trị. Sau 3 ngày uống thuốc hở eo, của phòng khám chị Thủy không còn bị lên cơn gò bụng, nặng bụng. Được sự tư vấn và hướng dẫn của phòng khám, hiện tại chị Thủy đã sinh cháu khỏe mạnh bình thường. Chị Thủy và gia đình gửi lời cảm ơn phòng khám.
Điều trị phòng ngừa vỡ ối non thành công cho bệnh nhân Phạm Thị Mai P, 30 tuổi, Tánh Linh, Bình Thuận.
Bệnh án: Lập gia đình 2 năm , đã có thai 1 lần. Thai được 6 tuần đi kiểm tra nhau bám thấp, cổ tử cung ngắn, khi thai được 21 tuần thì bị vỡ ối non do hở eo cổ tử cung, không giữ được. Từ đó tới nay không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng không có bầu.
Điều trị: Uống 60 thang có bầu. Thai được 14 tuần có hiện tượng nặng bụng, đi kiểm tra bị hở eo tử cung và yêu cầu khâu eo. Chị P có gọi điện về phòng khám để được tư vấn. Chị P đã uống 1 liều thuốc hở eo tử cung. Đến khi thai nhi được 20 tuần, chị lại có hiện tượng gò bụng, chị P tiếp tục uống thêm 1 liều hở eo tử cung nữa và được hướng dẫn hạn chế đi lại, nên nằm kê cao chân. Thai nhi được 30 tuần do cổ tử cung ngắn nên chị có hiện tượng ra máu, gồ bụng, nặng bụng, bác sĩ tây y chuẩn đoán chị dễ sinh non, dễ bị vỡ ối non. Phòng khám cho chị uống tiếp 1 liều hở eo tử cung trong 3 ngày. Thai nhi giữ được đến tuần thứ 36 tuần, chị sinh được cháu bé nặng 2.8 kg.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến