Nấc là hiện thường thường gặp ở tất cả mọi người. Nguyên nhân do sự co thắt đột ngột của cơ hoành gây ra, có thể xảy ra vài phút hoặc kéo dài. Xin giới thiệu một số mẹo hay trị nấc để bạn đọc tham khảo:
Gây hắt hơi: Dùng lông vũ hoặc miếng giấy ngoáy vào lỗ mũi làm hắt hơi.
Uống nước ấm: Hãy rót một cốc nước ấm, uống từng ngụm nhỏ liên tục, bạn sẽ thấy cơn nấc giảm dần rồi hết hẳn.
Chườm nước đá: Nằm ngửa, đặt hai túi nước đá hai bên cổ nhẹ nhàng chà xát, hoặc ngậm đá để làm dịu các dây thần kinh bị kích thích sẽ có tác dụng ngừng cơn nấc.
Hít thở sâu: Khi bị nấc hãy thở sâu và giữ càng lâu càng tốt. Điều này sẽ làm căng cơ hoành và ngăn không cho nó co lại, cơn nấc cũng sẽ tự động ngừng. Lặp lại động tác này một vài lần.
Nếu hiện tượng nấc không giảm, có thể dùng một số phương pháp y học cổ truyền cũng có hiệu quả tốt:
Cách 1: Lấy tai quả hồng 7 cái, rửa sạch, giã dập cho vào ấm pha trà, chế thêm 150ml nước sôi, ủ kín sau 20 phút, chia 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Cuống quả bí xanh 5 cái. Khi lấy cuống quả bí xanh cần chú ý lấy đầu trên sát thân cây, đầu dưới sát quả, rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, cho vào ấm pha trà, chế thêm 300ml nưới sôi, ủ kín sau 20 phút, chắt lấy nước, chia 2 ngày uống, mỗi ngày uống 3 lần.
Cách 3: Hạt hẹ 18g. Hạt hẹ phơi khô tán bột mịn, chia 2 lần uống trong ngày, với nước tai quả hồng như cách 1.
Cách 4: Vừng đen 30g, đường trắng 20g. Vừng đen sấy khô, tán nhỏ, trộn đường, chia 3 lần uống trong ngày với nước sôi để ấm.
Cách 5: Quả vải khô 7 quả, thái nhỏ, đem sao cho cháy đen, tán thành bột mịn, chia làm 6 phần mỗi ngày uống 3 phần chia làm 3 lần trong ngày, uống với nước sôi để ấm trước khi ăn 15 phút.
Trường hợp nếu đã dùng các cách trên mà nấc vẫn không giảm thì có thể kết hợp với bấm huyệt để điều trị. Bạn có thể đến Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn (Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng. Cơ sở 2: Nhà số 8 Ngõ 60, Đường Vũ Phạm Hàm, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội – 18006834) để được tư vấn điều trị dứt điểm nấc.
Nấc khởi phát đột ngột, có thể từng tiếng rời rạc, từng cơn hoặc liên tục không ngừng. Thậm chí có người bị nấc kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, có hoặc không kèm theo nôn và buồn nôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường nhật như ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc…
Khi bị nấc, điều đầu tiên cần làm là phải xác định cho được đó là nấc cơ năng (do rối loạn chức năng đơn thuần) hay nấc thực thể (do các thương tổn thực thể). Đối với nấc cơ năng, biện pháp day bấm huyệt của y học cổ truyền có hiệu quả rất cao. Đối với nấc thực thể, liệu pháp này chỉ có tính hỗ trợ cho các giải pháp triệt để của nội khoa hay ngoại khoa.
Đông y cho rằng nấc là một chứng bệnh thuộc khí nghịch do nhiều nguyên nhân gây nên như: ngoại cảm tà khí, đàm trọc ứ trệ, ăn uống không điều độ, căng thẳng tình chí… Hậu quả là công năng của tỳ vị rối loạn, khí ở trung tiêu không thông, bốc ngược lên gây nấc. Có thể bấm một số huyệt dưới đây: Thiên đột, toản trúc, xích trạch, á môn:
Bấm huyệt thiên đột
Đây là huyệt vị hết sức lợi hại đối với việc làm ngừng tiếng nấc, nằm ở chính giữa chỗ lõm sát bờ trên xương ức. “Thiên” có nghĩa là trời, nói đến một nơi cao, hàm ý phần cao của cơ thể; “đột” có nghĩa là sự tiến triển hay sự nhô lên, trồi lên, ý nói trái táo Adam trồi lên ở cổ. Huyệt nằm dưới trái táo Adam, có tác dụng điều hòa các rối loạn ở họng và làm thông khí, giáng khí, thường dùng trong hen suyễn, nôn nấc, nên gọi là “thiên đột”.
Cách làm: Dùng ngón tay giữa hoặc trỏ uốn cong lại như hình lưỡi câu, đầu ngón tay ấn vào huyệt hướng chéo về phía mông với một lực vừa phải. Thông thường, chỉ sau giây lát tiếng nấc sẽ ngừng hẳn. Nếu không hiệu quả, tiếp tục day bấm thêm huyệt hợp cốc. Huyệt này nằm ở khe giữa ngón tay trỏ và ngón cái trên mu tay, khi khép hai ngón tay sẽ xuất hiện một khối cơ lồi lên, huyệt hợp cốc nằm ở điểm cao nhất của khối cơ lồi đó.
Bấm huyệt toản trúc
Huyệt nằm ở chỗ lõm đầu trong lông mày. “Toản” có nghĩa là tập hợp với nhau, nói đến sự chuyển động của lông mày trong quá trình cau mày; “trúc” có nghĩa là loại lá tre, và nói đến hình dạng của bộ lông mày, khi người ta cau có thì lông mày trông giống như một lá tre.
Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, thày thuốc dùng hai ngón tay cái ấn mạnh vào hai huyệt ở cả hai bên, rồi day theo chiều kim đồng hồ từ nhẹ đến mạnh từ 5 đến 10 phút, thường thì tiếng nấc sẽ ngừng ngay. Có thể bấm 2 lần trong một ngày cho đến khi khỏi hẳn. Ngoài ra, khi day bấm huyệt toản trúc, những bệnh nhân có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt sẽ cảm thấy hết sức dễ chịu.
Bấm huyệt xích trạch
Người Trung Quốc xưa xem chiều dài từ nếp gấp xương trụ tới nếp gấp cổ tay gọi là một xích (có nghĩa là một thước, khác với một thước mét như hiện nay, một trong những đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường cũ). “Trạch” có nghĩa là đầm lầy hay ao cạn. Huyệt này nằm trên đường kinh Thủ thái âm phế, thuộc thủy, được tượng trưng bởi hình ảnh nước tập trung trong đầm lầy hay ao cạn, do đó có tên là “xích trạch”.
Thày thuốc dùng hai ngón tay trỏ đồng thời bấm cả hai huyệt từ nhẹ đến mạnh trong vài phút.
Bấm huyệt á môn
“Á” có nghĩa là câm, “môn” có nghĩa là cổng. Cổ nhân cho rằng, nếu cứu huyệt này có thể làm cho câm không nói được, nhưng những người bị câm lại châm huyệt này để chữa, do đó có tên là “á môn”. Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa gáy, phía trên chân tóc gáy 0,5 thốn (chừng 1,2 cm).
Để bệnh nhân ngồi, thày thuốc đứng phía sau, tay trái giữ trán bệnh nhân, dùng ngón tay cái bên phải bấm huyệt á môn từ nhẹ đến nặng trong vài phút cho đến khi tiếng nấc ngừng thì thôi. Kỹ thuật này đã được Trương Trọng Hoa ở Bệnh viện Trung y An Huy (Trung Quốc) khảo sát trên 45 bệnh nhân bị nấc, đạt kết quả rất tốt.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến