Triệu chứng choáng thường xuất hiện từ từ: da mặt nhợt nhạt, có vẻ ngây dại; mạch nhanh, huyết áp thấp. Da sờ thấy lạnh vì nhiệt độ hạ thấp, dưới 37oC.
Theo y học cổ truyền, choáng được chia làm 3 thể sau:
Thể vong dương: Sắc mặt xanh nhạt, ra mồ hôi, chân tay lạnh, hơi thở yếu, lưỡi trắng bệch, môi tím, huyết áp 80/60mmHg, mạch tế, không lực, âm dương khí huyết có quan hệ mật thiết với nhau, âm bị suy thì dương cũng suy theo, huyết thoát. Tinh suy thì khí cũng suy theo.
Thể vong âm: Có thêm các triệu chứng khát, bứt rứt, lưỡi trắng bệch, mạch vi, sác. Vong âm thường do mồ hôi ra nhiều, nôn hoặc tiêu chảy nhiều quá, tân dịch bị hao tổn nặng.
Thể âm dương đều thoát: Từ tỉnh chuyển sang hôn mê, hơi thở yếu, mạch không bắt được. Nguyên dương vốn hư yếu, hàn tà thừa cơ xâm nhập, chính khí hư nên không ức chế được hàn tà gây nên.
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị choáng là phải điều trị toàn diện, điều trị thật sớm và phải kiên trì.
Ngăn cản điều kiện thuận lợi dẫn đến choáng: Để người bệnh nằm nghỉ nơi yên tĩnh để chống mỏi mệt, sợ hãi, chống lạnh nếu bệnh nhân bị lạnh (ủ nóng, đắp chăn, ủ bằng bình nước nóng, uống nước chè nóng…).
Có thể dùng bài thuốc giảm đau sau đây: huyền hồ 100g, náo dương hoa 10g, phòng kỷ 100g, ô đầu 100g, ngâm với 1 lít rượu 30o mỗi ngày uống 10ml.
Điều trị choáng: Chống các biến loạn tuần hoàn: Đông y cho rằng hiện tượng khối lượng tuần hoàn máu giảm sút là biểu hiện của triệu chứng âm dịch vị hao tổn. Do đó, nếu ngay từ lúc chưa có hiện tượng choáng xảy ra, có thể dùng các loại thuốc sinh tân dịch, có thể phần nào phục hồi được khối lượng máu tuần hoàn và mức độ huyết áp.
Dùng bài Sinh mạch tán: nhân sâm 16g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 5g.
Hoặc bài thuốc Sâm phụ thang: nhân sâm 16g, phụ tử (chế) 12g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến