Ngôi thai của em bé là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc sinh thường hay sinh mổ ở sản phụ. Thông thường ở tháng cuối của thai kỳ khoảng tuần thứ 32 trở đi, lúc này thai nhi phát triển lớn hơn, phần đầu của bé sẽ trở nên nặng hơn và bé sẽ từ từ xoay đầu xuống phía dưới và nằm kẹp giữa vùng khung xương chậu có hình dạng như tam giác ngược trong cơ thể mẹ (thai ngôi đầu). Đây là quá trình giúp bé chuẩn bị tư thế chờ đến lúc được mẹ sinh ra. Đây được coi là vị trí thuận lợi giúp bé ra đời một cách dễ dàng hơn.
Nếu ngôi thai thuận giúp thai phụ có thể đẻ thường 1 cách dễ dàng hơn thì ngôi thai ngược và ngôi thai ngang lại khiến việc sinh thường trở nên khó khăn. Đa số trường hợp ngôi thai ngang và ngôi thai ngược đều được chỉ định sinh mổ để tránh những nguy hiểm cho thai phụ cũng như em bé. Vậy thế nào là ngôi thai ngược? Thế nào là ngôi thai ngang? Có cách nào tác động giúp ngôi thai ngang, ngôi thai ngược xoay thành ngôi thai thuận được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn về vấn đề này và giúp cho quá trình sinh nở của chị em diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Ngôi thai ngược là gì?
Ngôi thai ngược là một hiện tượng mà phần chân, mông, gối của bé quay xuống phía cổ tử cung thay vì là phần đầu. Mặc dù được gọi chung là “ngôi thai ngược” nhưng trên thực tế có rất nhiều chủng loại ngôi thai ngược khác nhau tùy theo tư thế của thai nhi như ngôi mông thiếu kiểu mông (phần mông của thai nhi hướng xuống phía dưới trong khi phần chân lại duỗi thẳng lên trên đầu tạo thành hình chữ V), ngôi mông thiếu kiểu chân (chân của bé sẽ duỗi thẳng xuống phía dưới)… Điều này khiến cho quá trình chuyển dạ kéo dài hơn bình thường, có nguy cơ bị sa dây rốn cao. Thai ngược thường được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Ngôi thai ngang là gì?
Ngôi thai nằm ngang là trường hợp thai nằm đầu ở một bên và mông ở một bên của ổ bụng. Lúc này, bé có thể xoay phần lưng của mình vào bụng mẹ, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Ngôi thai nằm ngang hay còn gọi là ngôi vai là trường hợp rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Ngôi thai ngang được xem là một trong những ngôi thai nguy hiểm bởi do áp lực của tử cung không đều, dễ phát sinh màng thai rách sớm, có khi bị đứt dây rốn, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến việc vỡ tử cung; thai nhi có thể bị ngạt không thở được và tử vong trước khi có thể chui ra ngoài. Ngôi thai ngang thì việc mẹ sinh thường là không thể do bé không lọt qua được khung chậu. Trường hợp ngôi thai ngang bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Một số nhược điểm của phương pháp sinh mổ?
Hầu hết các chuyên gia sản khoa đều không khuyến khích thai phụ lựa chọn sinh mổ nếu không phải trường hợp bất khả kháng như: ngôi thai không thuận, thai nhi có bệnh lý tim mạch, thận, hoặc nhau tiền đạo. Dù sinh mổ thai phụ sẽ không phải chịu cơn đau đẻ, không mất sức nhưng các nghiên cứu cho thấy sức đề kháng miễn dịch của trẻ sinh mổ kém hơn bình thường vì không thừa hưởng được lượng vi khuẩn có lợi từ ống sinh của người mẹ. Bé thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản nên dễ mắc hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Trong những giờ đầu bé không được bú mẹ ngay. Hơn nữa sinh mổ cũng tiềm ẩn một số nguy cơ tai biến cho mẹ và bé khi tiến hành gây tê, gây mê, sẹo tử cung, tử cung phục hồi lâu hơn so với sinh thường.
Nếu như các nguyên nhân về bệnh lý của thai nhi, hoặc của người mẹ khó có thể khắc phục được trong quyết định sinh thường hay sinh mổ thì việc xoay ngôi thai về ngôi thuận để không phải đẻ mổ là điều hoàn toàn có thể làm được.
Phương pháp bấm huyệt giúp xoay ngôi thai thuận?
Đến tuần thứ 35 thì bé bắt đầu có xu hướng muốn chui ra khỏi bụng mẹ, vì vậy bé sẽ tìm cách xoay đầu xuống dưới với sự giúp đỡ của tử cung người mẹ. Thông thường việc này diễn ra thật dễ dàng với sự hiệp đồng của 2 mẹ con. Nhưng thực tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn có khoảng 3 -5 % ngôi thai không thể xoay được về vị trí thuận lợi (ngôi thai thuận) cho đến ngày sinh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn với nhiều năm kinh nghiệm chuyên điều trị về hiếm muộn, sản phụ khoa bằng phương pháp đông y cho biết: Sở dĩ thai không thể quay về đúng ngôi là do tử cung hư hàn gây ra. Để điều trị chứng này rất đơn giản chỉ cần bạn xoa xát bụng theo chiều kim đồng hồ rồi xoa dọc theo nhâm mạch và cứu huyệt chí âm ở đầu ngón chân út theo thủ pháp liên châu cứu trong 15 phút là em bé sẽ tự động quay đầu xuống. Nên cứu mấy ngày liên tiếp. Lương y Nguyễn Hữu Toàn cũng lưu ý: Phương pháp xoa bóp bấm huyệt này chỉ được thực hiện khi thai nhi từ 35 tuần tuổi trở lên, màng ối còn nguyên vẹn, mẹ có khả năng sinh thường (tức là thai nhi không có bệnh lý về thận, tim, không có nhau tiền đạo).
Hiện tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cũng đã sử dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thai thành công cho nhiều sản phụ. Sản phụ có nhu cầu vui lòng liên hệ 18006834 – miễn cước gọi để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý: Không được tự ý làm ở nhà, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến