Cua đồng tên khác: con rốc, điền giải. Tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis sinensis H. Milne-Edwards. Bộ phận dùng: cả con cua. Theo Đông y, cua đồng vị mặn tanh, tính hàn, hơi độc. Có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương. Trị nhiệt tà trong lồng ngực, thông được kinh mạch làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải độc, liền gân thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống các vật kết đọng trong cơ thể, phá chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc chấn thương, sốt rét.
Kiêng kỵ: Không dùng loại cua dưới bụng có lông, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang. Không được uống nước cua sống.
Không dùng loại cua bụng dưới có lông, mai có chấm sao.
|
Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh có cua đồng
Trị còi xương ở trẻ em: cua đồng 100g. Rửa sạch, bỏ yếm, mai chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô vàng. Xay, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa cà phê (5 – 10g) pha với bột gạo, đun chín. Giúp trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi.
Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: cua đồng 2 – 5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.
Chữa viêm thận cấp: cua đồng 200 – 250g, vỏ rễ dâu tươi 50 – 100g. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch; vỏ rễ dâu rửa sạch thái đoạn; tất cả giã nát, lọc lấy nước, đun sôi uống trong ngày.
|
Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, rau đay 100g, mồng tơi 100g, mướp hương 1 – 2 quả. Cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến