Cơ thể người phụ nữ luôn có sự thay đổi, có những thay đổi là bình thường tuy nhiên cũng có những thay đổi báo trước bạn đang bị bệnh nặng như ung thư. Chính vì thế khi cơ thể có sự thay đổi bạn cần phải theo dõi và cần đi kiểm tra nếu có một số biểu hiện dưới đây:
- Thay đổi núm vú: Núm vú bị tịt vào trong, kéo ra không được. Có chảy dịch ở trong núm vú. Màu sắc da ở vú có sự thay đổi. Xuất hiện u ở ngực.
- Đầy hơi: Nếu hiện tượng đầy hơi diễn ra trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm kèm các triệu chứng giảm cân, chảy máu cần đi khám bác sĩ. Bởi đầy hơi liên tục đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.
- Ra máu âm đạo nhiều dù không phải trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Do đó cần đi kiểm tra để loại trừ khả năng ung thư nội mạc tử cung. Đặc biệt những trường hợp phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh mà có hiện tượng ra máu cần phải theo dõi.
- Nốt ruồi: Sự thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc của nốt ruồi, hoặc mụn cơm,… có thể là dấu hiệu của ung thư da.
- Đại tiện ra máu: Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang chảy máu từ một bộ phận nào đó của cơ thể mà bình thường bạn chưa bao giờ bị hoặc hiện tượng chảy máu kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày. Đại tiện kèm máu tươi có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ tuy nhiên cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư ruột kết do đó không nên chủ quan khi có biểu hiện đại tiện ra máu.
- Hạch bạch huyết: Cơ thể xuất hiện các hạch có thể là dấu hiệu của các loại nhiễm trùng thông thường. Nhưng cũng có một số loại ung thư, bao gồm cả bệnh bạch cầu, và ung thư hạch cũng có thể gây ra hiện tượng các hạch bạch huyết sưng lên.
- Khó nuốt: Thỉnh thoảng bạn có thể gặp triệu chứng khó nuốt, điều đó không đáng lo lắng tuy nhiên nếu hiện tượng đó thường xuyên xảy ra kèm theo nôn hoặc giảm cân có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư dạ dày.
- Giảm cân đột ngột: Nếu trọng lượng của bạn giảm mạnh mà không phải do chế độ ăn uống, chế độ tập luyện thì bạn cần đi khám. Bởi giảm cân ngoài ý muốn thường do sự căng thẳng hoặc tuyến giáp của bạn có vấn đề, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày hoặc phổi.
- Thay đổi ở miệng: Nếu bạn hút thuốc và phát hiện các mảng trắng hoặc đỏ trên môi, miệng thì bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay. Bởi đó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
- Sốt cao liên tiếp mà không phải do nhiễm trùng, cần phải theo dõi vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu tăng (ung thư máu).
- Mệt mỏi: Thỉnh thoảng bạn mệt mỏi, nghỉ ngơi là hết mệt là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mệt mỏi nhiều mà lại không hết dù đã nghỉ ngơi thì nên nói chuyện với bác sĩ.
- Ho dai dẳng. Bình thường do các bệnh về đường hô hấp mà bạn có thể bị ho. Tuy nhiên nếu sau 3-4 tuần liên tiếp điều trị mà bệnh ho vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn tăng lên, kèm theo triệu chứng thở hổn hển mà không phải do viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng bạn nên đi kiểm tra để loại trừ khả năng ung thư phổi.
- Đau: Đau liên tục ở một bộ phận nào đó trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân, điều trị nhiều nhưng không thuyên giảm, có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư
Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến