Thai phụ ở tháng cuối của thai kỳ thường có biểu hiện phù chân, hoặc phù cả mặt. Nếu có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý mà hiện tượng phù giảm dần thì không đáng ngại. Tuy nhiên nếu phù chân kéo dài lâu ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau bụng, mờ mắt thì mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt vì sưng phù cũng là dấu hiệu của tiền sản giật. Hội chứng tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ cho thấy thai phụ bị cao huyết áp, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Nguyên nhân thai phụ bị phù chân là gì?
- Do lượng máu về tim bị cản trở. Nguyên nhân chủ yếu là trọng lượng thai nhi ở tháng cuối tăng cao làm tăng áp lực trong ổ bụng, tạo nên áp lực lớn cho các tĩnh mạch vùng chậu làm cản trở máu về tim.
- Do sự xuất hiện của của hormone relaxin. Theo khoa học thì hormone này khiến cho các dây chằng ở chân của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo và giãn ra. Càng về những tháng cuối, gần đến ngày sinh thì hormone này càng được tiết nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn so với thời kì ban đầu.
- Ngoài ra chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, những người ngồi lâu, ngồi nhiều cũng khiến cho máu lưu thông kém, gây phù hiện tượng phù chân.
Dù phù chân do nguyên nhân nào thì cũng cần điều trị kịp thời nếu không có thể ảnh hưởng tới các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và có thể không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.
Đông y điều trị phù khi có thai an toàn, hiệu quả.
Đông y gọi hiện tượng phù khi có thai là Tử khí, tử thủng, tử mãn… Tùy từng trường hợp mà có thể bị phù chân hoặc phù cả mặt, cả chân, có người bị phù toàn thân. Tronng điều trị lâm sàng thường gặp ở 2 thể chính:
Thai phụ bị phù do tỳ hư, tỳ thũng không ức chế được thủy gây hiện tượng phù. Khi ấn vào phần cơ thể bị phù thì vết ấn bị lõm vào, một lúc lâu mới phục hồi. Lúc có thai, nước thai quá nhiều, bụng sưng to khác thường, da bụng căng to lên, chân và bộ phận sinh dục sưng to, bị nặng thì toàn thân sưng phù, ăn ít, bụng trướng, tinh thần uể oải, tay chân mềm yếu, sắc mặt vàng nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, Người bệnh có thể kèm theo triệu chứng mệt mỏi. Điều trị chỉ cần kiện tỳ, thấm thấp, dưỡng huyết.
Thai phụ bị phù do can uất khí trệ: Cơ thể vốn có nhiều uất tà, khi có thai, thai lớn quá làm ngăn trở khí, khí không thông được, khí bị trệ, thấp bị uất, tích lại ở bào cung khiến cho thai bị ứ nước, sưng phù. Phần cơ thể bị phù ấn tay vào vết lõm lên ngay. Đối với trường hợp này chỉ cần kiện tỳ, táo thấp, thuận khí, an thai làm chính.
Thực tế điều trị tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cho thấy: Những trường hợp thai phụ bị phù do 2 nguyên nhân trên nếu chỉ dùng râu ngô, bông má đề đun nước uống theo kinh nghiệm thì mang lại hiệu quả không cao. Tốt nhất nên dùng thuốc từ 5-10 ngày. Sau 2-3 ngày sẽ thấy giảm phù, người nhẹ nhàng, đi lại dễ dàng. Dùng 5-10 ngày để ổn định hoàn toàn. Trường hợp phù nhiều, có biểu hiện tăng huyết áp, có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén hoặc phù khi mang thai ở tháng thứ 5, 6 thì nên dùng 1 liệu trình 20 ngày thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Ngoài việc dùng thuốc thai phụ nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, vận động đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một tư thế. Khi có biểu hiện bất thường cần đi khám.
Tham khảo thêm: Chế độ ăn giảm phù khi mang thai
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến