Nỗi đau đớn do tắc tia sữa có thể khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa sợ hãi, đau đớn không chịu nổi, và mong muốn lớn nhất là làm sao nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Tình trạng tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho con bú. Tuy nhiên thường hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú bị cương vú, căng tức, đôi khi có sốt.
Điều trị tắc tia sữa không tốt có thể tiến triển thành viêm tuyến vú, áp-xe vú. Biểu hiện của viêm tuyến vú, áp xe vú: sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, nách có hạch ấn đau. Nếu nặng, vắt sữa lên miếng gạc quan sát thấy có những mảnh nhỏ vàng nhạt chứng tỏ có mủ trong sữa.
Đông y điều trị tắc tia sữa như thế nào:
Theo YHCT thì tắc tia sữa – viêm tuyến vú thuộc phạm vi chứng nhũ ung. Phép điều trị chung: thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Khi điều trị, căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà chia ra các giai đoạn để điều trị:
Giai đoạn 1 mới bị tắc tia sữa:
Vú đau, sưng tấy, sờ vào có cục cứng, ấn đau, mặt đỏ, người phát sốt, đau tức ngực, đau lan ra các khớp, không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Bài thuốc tham khảo:
Bài 1: Kinh giới ngưu bàng thang: kinh giới tuệ 12g, bồ công anh 12g, liên kiều 8g, phòng phong 8g, ngưu bàng tử 12g, tạo giác thích 4g, kim ngân hoa 8g, sài hồ Bắc 12g, trần bì 8g, hương phụ 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g. Ngày sắc 1 thang, sắc làm 2-3 lần.
Bài 2: Hòa nhũ thang gia giảm: bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 16g, thanh bì 8g, qua lâu 12g, sài hồ Bắc 8g, liên kiều 16g. Sắc uống ngày một thang.
Lưu ý: Nếu sốt cao thêm thạch cao 16g, chi tử 12g; viêm sưng to thêm tạo giác thích 12g, xuyên sơn giáp 6g.
Ngoài ra có thể kết hợp thuốc đắp ngoài: hương phụ 40g tán bột, xạ hương 12g. Hai vị trộn lẫn vào nhau, bồ công anh 50g, sắc lấy nước bỏ bã, lấy nước đó hòa với thuốc, đun sôi đặc rồi đắp vào vú đau 1 lần/ngày trong 1 – 3 ngày.
Hoặc dùng phương pháp đắp hành: Dùng cả củ hành để nguyên rễ, giã nát đắp lên vú bị đau.
Hoặc dùng 100g lá bồ công anh giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ vú bị đau.
Có thể kết hợp châm cứu cùng với uống thuốc để điều trị tắc tia sữa.
Giai đoạn 2: khi sắp vỡ mủ hay đã vỡ mủ
Mình lạnh, hết sốt, vú đã mềm, đau nhức sắp vỡ mủ hoặc đã vỡ.
Bài thuốc: Thần hiệu qua lâu tán gia vị: qua lâu 40g, xuyên sơn giáp 10g, sinh cam thảo 20g, đẳng sâm 12g, đương quy 20g, hoàng kỳ 12g, hương phụ 4g, một dược 8g. Sắc bỏ bã, cho thêm 1 chén nhỏ rượu lâu năm uống 3 lần/ngày (sau bữa ăn).
Giai đoạn khí huyết hư
Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ngủ, vùng vú đau ít hơn trước nhưng vẫn sưng, cứng, mạch hư tế.
Bài thuốc: Thác lý tiêu độc tán: nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, sinh hoàng kỳ 8g, kim ngân hoa 12g, bạch truật 8g, tạo giác thích 4g, bạch thược 8g, bạch chỉ 4g, đương quy 8g, cát cánh 8g. Sắc uống ngày một thang (uống xa bữa ăn).
Lưu ý: Tắc tia sữa cũng như viêm tuyến vú là bệnh cấp tính, cần phải điều trị tích cực, kịp thời để tránh gây áp-xe vú. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh vú hàng ngày, đặc biệt trước khi cho bú. Người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.
Cách phòng tắc tia sữa:
Cho con bú đều cả hai bên, bú hết bên này chuyển sang bên kia. Nếu bé bú không hết cần vắt sữa ra. Khi phát hiện có dấu hiệu tắc tia sữa thì cần sử lý ngay.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến