Bệnh trĩ là một bệnh có tên trong sách y học hiện đại cũng như y học cổ truyền từ rất sớm. Theo y học cổ truyền bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Theo Đông y nguyên nhân bên ngoài gây bệnh trĩ chính là yếu tố (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân. Và một số nhân tố góp phần phát triển bệnh trĩ bao gồm:
– Do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn, mà y học cổ truyền gọi là “tạng phủ bản hư”.
– Do viêm nhiễm, đặc biệt là bị lỏng lỵ kéo dài, y học cổ truyền gọi là “cửu tả cửu lỵ”.
– Do yếu tố nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, công việc mang vác nặng nhọc.
– Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc…
– Do táo bón, sách Ngoại khoa chính tông viết: “Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ”.
– Do thai sản, sách Y tông kim giám viết: “Hữu sản hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.
– Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trĩ sẽ giúp việc phòng bệnh trĩ dễ dàng hơn.
Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến