Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh viêm gan

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh viêm gan

Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh viêm gan

I. Đại cương

Gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể. Nó vừa là một tuyến nội tiết – tham gia nhiều chức phận quan trọng như điều hòa đường máu và chống độc vừa là một tuyến ngoại tiết – tiết ra mật, đồng thời dự trữ vitamin A, D, K.

Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan.

Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, ỉa phân lỏng có kèm theo vàng da đi tiểu sẫm màu hoặc không. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất. Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc trở thành mạn tính (viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng đến nhiều năm được coi là viêm gan mạn tính).

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp Nương nhẹ chức năng gan, Tạo điều kiện để tái tạo tổ chức gan, Ngăn ngừa sự hủy hoại thêm của tế bào gan

 

II. Chế độ ăn trong giai đoạn Viêm gan cấp tính

Khi bị viêm gan cấp thì hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử. Trong giai đoạn điều trị viêm gan cấp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng một vai trò rất quan trọng.

– Sau những ngày đầu, có khi phải nuôi bằng tĩnh mạch rồi nuôi bằng ống.

– Một khi bắt đầu ăn được, người ta hay cho ăn theo chế độ ăn lỏng, rồi ăn đặc dần, cho đến khi trở lại bình thường.

– Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 – 70g mỗi ngày.

– Nếu bị sút cân nhiều và có cả những triệu chứng suy dinh dưỡng khác (như phù chân, lở mép, sưng nướu…) cần tăng số calo có khi tới 3.000 và lượng protein dưới dạng thức ăn động vật lên tới 100g hoặc hơn nữa. Cho ăn bột đường để tăng lượng calo.

– Nếu có vàng da tắc mật thì không nên cho ăn dầu mỡ vì bệnh nhân không hấp thu được và sẽ ra phân (phân mỡ). Lúc này chế độ ăn của bệnh nhân cần giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng…

– Nếu có biểu hiện suy gan thì càng phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, kiêng đạm động vật, bắt buộc phải lựa chọn các chất đạm thực vật. Vì đạm động vật có nhiều acid amin mà gan chuyển hoá thành ammoniac và urê không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Đạm động vật cũng chứa nhiều hemoglobin là những chất có cấu trúc vòng, bắt gan phải làm việc nhiều.

– Bệnh nhân nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng.

– Bệnh nhân viêm gan cấp cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

– Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý

 

III. Chế độ ăn trong giai đoạn Viêm gan mạn tính:

– Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau

Năng lượng: 1600-1700Kcal/ngày (30-35Kcal/kg/ngày).

Đảm bảo đủ đạm (protein): 20% tổng năng lượng, khoảng 75-80g/ngày.

+ Gan có chức năng  tăng lượng prrotid của huyết tương và là nơi tập trung protid trước khi nó được phân bổ đi khắp cơ thể. Khi gan bị bệnh mạn tính, nhất là xơ gan, hiện tượng giảm protid máu thường xảy ra. Do vậy, việc giảm protid ở chế độ ăn sẽ gây bất lợi.

+ Protid được cung cấp nhiều sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi.

+ Trong đó 50% lượng protein trong ngày do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật như: đậu xanh, đậu nành, đậu phụ… có nghĩa một ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và cốc sữa là đủ.

+ Nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao, ít béo như: Thịt lợn nạc, gà nạc, cá nạc, mực, thịt bò, trứng, sữa bột tách bơ, rau xanh, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.

+ Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magie… nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội. Mỗi ngày có thể cung cấp 75g thịt cá.

+ Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hoặc sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm và 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc loại khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không phải là kiêng sữa (mỗi ngày nên uống 1 cốc). Methionin (acid amin có nhiều trong đạm của sữa) giúp tổng hợp cholin, một chất chống lại sự xâm nhập mỡ vào tế bào gan bằng cách chuyển lipid từ gan đến tổ chức mỡ dưới da. Do đó, chế độ ăn có nhiều sữa giúp bảo vệ gan rất tốt.

+ Đối với trứng: lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan. Trứng có chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn một quả trứng luộc.

Gluco chiếm 70% tổng năng lượng, khoảng 300-320g/ngày.

+ Chức chuyển hóa và dự trữ glucogen trong gan rất quan trọng vì nó làm cho gan phát huy được vai trò giải độc. Khi gan bị tổn thương, dự trữ glucogen giảm nên bệnh nhân phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glucogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.

+ Tăng cường chất bột, đường dễ hấp thu như Gạo, đường glucoza, mật ong, các loại quả ngọt

+ Tránh các loại bánh kẹo ngọt nhiều bơ sữa béo, mứt, nước ngọt đóng hộp.

Giảm chất béo: 10% năng lượng, khoảng 15g/ngày.

+ Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, bơ mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol như trứng, nội tạng động vật

+ Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè

+ Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm bệnh nhân dễ mắc béo phì rùi dẫn đến các bệnh tim, mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan.

+ Tuy nhiên chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè, các loại cá chứa nhiều acid béo, omega 3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C vì làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Điều cốt yếu là không dùng dư thừa.

+ Chế biến thực phẩm theo lối kho, nấu, luộc, hấp

Giảm muối, mỳ chính 4g/ngày.

– Tăng cường các loại rau xanh và quả chín như rau ngót, rau muống, rau cải, rau giền, cà rốt, cà chua, bí đỏ, giá đỗ, các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín…. để cung cấp vitamin và muối khoáng.

Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn