Đau cổ gáy là bệnh hay gặp trên lâm sàng, bệnh liên quan đến bệnh lý đốt sống cổ . Bệnh thường gặp ở người già và tuổi trung niên. Thời gian gần đây gặp cả ở người trẻ, nhất là khối văn phòng do làm việc nhiều với máy tính trong phòng điều hòa lạnh. Theo y học cổ truyền, do tấu lý sơ hở, phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây tổn thương kinh lạc, cản trở lưu thông khí huyết, gây đau.
Các bước tiến hành:
Người bệnh ngồi trên ghế, người chữa đứng sau lưng bệnh nhân, lần lượt làm các thao tác sau:
– Xoa, xát vùng cổ và vùng lưng phía dưới cổ giữa hai bả vai, hai bên vai của người bệnh, day từ nhẹ tới mạnh cho tới khi nóng lên.
– Day vùng cổ: dùng ngón giữa tay phải bấm day vào giữa các đốt xương sống cổ từ trên xuống khoảng 3 – 5 phút.
– Lăn vùng vai gáy 2, 3 phút.
– Bóp các khối cơ vùng cổ từ trên xuống dưới, từ cổ tới mỏm vai, đặc biệt đối với chỗ đau, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ bệnh nhân, thời gian 3 – 5 phút.
– Bấm huyệt giáp tích vùng gáy của bệnh nhân từ trên xuống, làm khoảng 3-5 phút (từ các đốt xương sống cổ sang ngang khoảng 0,5 – 1 tấc (còn gọi là thốn).
– Tìm điểm đau nhất của bệnh nhân, sau đó, dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa day ấn các điểm này trong khoảng 3 phút. Kết hợp bảo bệnh nhân quay cổ sang phải, sang trái 3 lần.
– Day bấm các huyệt phong trì (từ xương chẩm C1 đo ra ngoài 2 thốn), phong phủ (chỗ lõm giữa gáy và ở trên chân tóc gáy 1 thốn), đại chùy (ở dưới xương to ở cổ), kiên tỉnh (trung điểm của đường nối huyệt đại chùy và điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn), lạc chẩm (giữa hai xương bàn tay 2 và 3 mu bàn tay), a thị của bệnh nhân, mỗi huyệt day ấn khoảng 1 phút.
– Xoa vuốt cánh tay: dùng lòng bàn tay phải xoa vuốt tay trái từ trên vai xuống khớp khuỷu khi nóng lên thì đổi tay.
– Vỗ cánh tay: chụm khít các ngón tay và bàn tay vỗ bên cánh tay kia và ngược lại.
– Đấm cánh tay: nắm tay lại thành quyền, đấm lên cơ bắp cánh tay kia 3 – 5 phút rồi chuyển tay.
– Nghiêng cổ: cẳng tay người chữa để sát bên cổ trái người bệnh, tay kia làm động tác nghiêng cổ sang trái 3-5 lần, sau đó chuyển làm tiếp bên cổ phải.
– Ngửa cổ: cẳng tay người chữa để ở sau gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ 3-5 lần.
– Vận động cổ: một tay đỡ cằm, tay kia giữ đầu, hai tay phối hợp nhẹ nhàng vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần, khi cảm thấy cơ mềm có thể dùng lực hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân sang phải và về phía sau, tiếp tục làm tương tự phía bên trái.
Phòng bệnh: Khi làm việc không cúi đầu quá lâu, không gối đầu cao quá.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)
Hỏi đáp trực tuyến