Chữa ngạt mũi, sổ mũi không cần dùng thuốc.

Bấm huyệt ấn đường chữa ngạt mũi, sổ mũi

Bấm huyệt ấn đường chữa ngạt mũi, sổ mũi

Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường khiến chúng ta dễ bị cảm mạo, ngạt mũi, sổ mũi. Uống thuốc không phải lúc nào cũng là giải pháp được khuyến khích.  Bấm huyệt giúp làm giảm triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi là một phương pháp rất hiệu quả.

Dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt huyệt vị ấn đường, nghinh hương có tác dụng trị sổ mũi, ngạt mũi.

Để xử trí tình trạng này, có thể nhỏ thuốc hoặc dùng bơm tiêm hút sạch mũi (ở trẻ nhỏ), hít nước qua mũi. Ngoài ra, có thể thực hiện một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: bấm huyệt. Các huyệt cần tác động là ấn đường, nghinh hương, hợp cốc.

Huyệt ấn đường nằm ở giao điểm đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường chính trung (đi qua chính giữa mặt trước cơ thể), có tác dụng trừ phong nhiệt, định thần chí. Việc tác động vào huyệt này giúp chữa ngạt mũi, cảm mạo, nhức đầu…

Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8-0,9 cm). Đây là huyệt có tác dụng đặc hiệu với các bệnh về mũi, có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt, thanh hỏa khí, giúp chữa viêm mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Huyệt nghinh hương chữa ngạt mũi, sổ mũi

Huyệt nghinh hương chữa ngạt mũi, sổ mũi

Huyệt hợp cốc nằm tại hổ khẩu bàn tay (giữa ngón cái và ngón trỏ), có tác dụng dẫn khí đi lên đi xuống, chữa các bệnh cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Huyệt hợp cốc chữa ngạt mũi, sổ mũi

Cách day bấm huyệt: Thường dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh. Mỗi huyệt nên bấm trong thời gian 1-3 phút, làm cả hai bên, ngày 1-2 lần, liên tục trong 7-10 ngày tùy theo tiến triển của bệnh. Nếu sổ mũi do cảm lạnh, sau khi day bấm các huyệt vị nói trên, có thể dán một miếng Salonpas kích thước 1,5 x 1,5 cm vào các huyệt vị này.

Ngoài phương pháp day bấm huyệt chữa ngạt mũi, sổ mũi có thể kết hợp với xông hơi bằng một số loại cây lá có nhiều tinh dầu như: ngải cứu, hoắc hương, hương nhu, sả, bạc hà, quế,… Tốt nhất nên dùng khi còn tươi thì hàm lượng tinh dầu sẽ nhiều hơn.

Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn