Đau bụng kinh có gây vô sinh

Dấu hiệu vô sinh nữ

Dấu hiệu vô sinh nữ

Đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một bệnh có khả năng gây vô sinh

Đau bụng kinh là chứng đau bụng trước, trong và có khi sau lúc hành kinh đông y gọi là bệnh thống kinh. Đau bụng kinh thường được phân làm hai loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra sau tuổi dậy thì, ngay vòng kinh đầu tiên có phóng noãn. Nguyên nhân thường là tăng lượng hormon khiến tử cung tăng co bóp, không phát hiện có tổn thương thực thể ở tử cung. Ở 1 số người, đau giảm bớt sau khi hoạt động tình dục ổn định và sau khi có thai, sinh đẻ. Ở người thấy kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn. Đau bụng hành kinh còn liên quan đến những nhân tố mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm.

Đau bụng kinh thứ phát xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau, thường do nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính nội mạc (do nạo phá thai hay tác động vào tử cung nhiều lần), viêm nhiễm cơ quan sinh dục (do giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm, quá nhiều)… Và những nguyên nhân này nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để có thể dẫn đến vô sinh.

Sự tồn tại của những vật lạ trong tử cung (như vòng tránh thai) cũng có thể kích thích tử cung, phát sinh sự đau đớn. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh. Do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo. Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.

Nếu nhẹ người phụ nữ trước khi hành kinh có dấu hiệu bụng dưới hơi căng tức, bụng đau lâm râm, lưng mỏi. Nếu bụng đau nhiều, cơn đau có thể xuyên ra cột sống thắt lưng, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra, có thể thấy đau lưng, hay kèm theo tức ngực, căng vú, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Hiện tượng này có thể xảy ra trước khi hành kinh, trong khi hành kinh (thường là ngày đầu) hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày. Đau kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí 1-2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới và thắt lưng; hậu môn có cảm giác khó chịu. 50% người bệnh có một hoặc nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Có khi cơn đau làm bệnh nhân toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết.

 

II. Điều trị

  1. 1.  Huyết nhiệt

Triệu chứng: Đau bụng trước hoặc  đầu kỳ kinh, ấn vào đau chối, đau lan ra 2 bên bụng dưới,  kinh nguyêt trước kì, lượng kinh nhiều, sắc đỏ tím, đặc, không có mùi hôi, môi đỏ, miệng đỏ, môi khô, tâm phiền, it ngủ, táo bón, nước tiểu vàng đậm, lưỡi đỏ, rêu vàng. mạch hoạt sác hoặc huyền, sác.

Pháp trị: Thanh nhiệt lương huyết chỉ thống

Bài thuốc: tứ vật thang gia giảm

 

 Đau bụng kinh huyết nhiệt Sinh địa 20 Xuyên khung 8 Bạch thược 12
Qui đầu 12 Huyền sâm

16

Đào nhân 8 Hồng hoa 8
Hoàng cầm 8 Hoàng bá 10 Ích mẫu

20

Hương phụ

8

Châm cứu:  châm tả Trung cực, thứ liêu, địa cơ, huyết hải, tam âm giao

 

  1. 2.  Huyết ứ

Triệu chứng: Đau trước hoặc lúc mới Hành Kinh, bụng dưới đau như gò, ấn vào có cục, kinh ít mầu tím đen, ra huyết cục, khi kinh ra thì đỡ đau, nếu có ứ huyết nhiều thì sắc mặt tím, da khô, miệng khô, không muốn uống nước, lưỡi đỏ có điểm tím

Pháp trị: Hoạt huyết, hoá ứ điều kinh.

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng

 

Đau bụng kinh huyết ứ Qui xuyên

12

Sinh địa

20

Xích thược

12

Hương phụ

10

Chỉ sác

8

Mộc hương

8

Ngưu tất

10

Cam thảo

6

Huyền hồ

8

Thanh bì

8

Xuyên khung

8

Đào nhân

10

Hồng hoa

10

 

  1. 3.  Khí trệ

Triệu chứng: Bụng dưới trướng đau, kinh nguyệt ít không thông, lúc trướng căng nhiều thì ngực sườn đầy tức, chu kì Hành Kinh  không nhất định lợm giọng thở dài, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền

Pháp trị: Hành khí điều kinh

Bài thuốc: Tiêu dao tán

 

Đau bụng kinh khí trệ  Ô dược

8

Xa nhân

8

Hương phụ

8

Cam thảo

4

Huyền hồ

8

Mộc hương

8

Ngưu tất

10

 

  1. 4.  phong hàn

Đang hành kinh bị lạnh  cảm mạo phong hàn gây đau bụng kinh .

Triệu chứng: Nhức đầu, sợ lạnh, mỏi lưng, mạnh phù khẩn khi hành kinh đau hạ vị, lạnh, cự án, chườm nóng đỡ đau, lượng kinh ít, máu đỏ sẫm có cục .

Pháp trị: Ô kinh tán hàn.

 

Đau bụng kinh phong hàn  Ngô thù

8

Tế tân

4

Bán hạ 8
Phòng phong

4

Cảo bản

4

Can khương

4

Mộc hương 4
Đan bì

8

Qui đầu

8

Phục linh

4

Mạch môn 8
Cam thảo

4

Ô dược

8

Xương truật

8

 

  1. 5.  Hư hàn

Triệu  chứng: Sau khi hành kinh đau bụng liên miên, thích xoa bóp, chườm nóng, toàn thân mệt mỏi, rêu lưỡi trắng , tay chân lạnh, lưng mỏi, mạch tế trì. Kinh thường đen và trong loãng

Pháp trị: Ôn kinh bổ hư

Bài thuốc: Ôn kinh thang

 

Đau bụng kinh hư hàn Ngô thù

10

Qui đầu

12

Xuyên khung

8

A giao

8

Bạch thược

12

Sinh khương

4

Nhân sâm

12

Quế chi

8

Đan bì

8

Bán hạ

8

Ngưu tất

8

Nga truật

6

Cam thảo

8

Mạch môn

8

Ngải diệp

16

 

  1. 6.    Khí huyết hư:          

Triệu chứng: Sau khi hành kinh đau bụng liên  miên, ưa xoa bóp, mầu kinh nhạt, sắc mặt xanh trắng hay úa vàng, môi nhạt, thân thể gầy yếu, đầu choáng mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, đại tiện táo, lưỡi nhạt, không có rêu, mạch nhu tế. Nếu kèm theo khí hư: Mỏi mệt, lưng chân mỏi rũ, ra khí hư, kinh nhạt màu lưỡi nhạt, mạch hoãn nhược.

Pháp trị: Bổ khí huyết chỉ thống

Bài thuốc: Bát trân thang

 

 Đau bụng kinh khí huyết hư Đẳng sâm

16

Bạch truật

12

Bạch linh

12

Cam thảo

6

Qui đầu

12

Thục địa

20

Bạch thược

12

Xuyên khung

8

Hương phụ

8

Đỗ Trọng

8

Tục đoạn
Kê huyết đằng

16

 

  1. 7.  Can thận hư

Triệu chứng: Sau khi hành kinh bụng dưới đau âm ỉ, eo lưng mỏi, 2 bên sườn chướng căng, mệt mỏi, kinh nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng mạch trầm nhược

Pháp trị: Bổ thận, bổ can huyết

Bài thuốc: Điều can thang

 

Kinh thống can thận hư Thỏ ty tử

12

Bạch thược

12

Phá cố chỉ

8

Qui đầu

12

Ba kích

8

A giao

8

Thục địa

8

Ngưu tất

12

Cam thảo

8

Sơn thù

8

Hoài sơn

12

 

Châm cứu: Mệnh môn , Thận du ,Quan nguyên, Khí hải túc tam lí , Đại hách( kinh thận ở ngoài huyệt trung cực 5 thốn

Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn