Kinh nguyệt ra nhiều có gây vô siinh

Dấu hiệu vô sinh

Dấu hiệu vô sinh

I. Đại cương

Một số nguyên nhân làm cho kinh nguyệt ra nhiều cũng chính là những nguyên nhân gây bệnh vô sinh.

Bình thường số ngày có kinh là 3–7 ngày, lượng máu kinh nguyệt khoảng từ 50 -80 ml. Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn (thiểu kinh). Nếu hành kinh trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều trên 200 ml gọi là rong kinh. Nếu chỉ có số lượng máu ra nhiều nhưng thời gian hành kinh không quá 7 ngày thì gọi là cường kinh.

Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.

Khoảng thời gian từ ngày chảy máu đầu tiên của kỳ hành kinh này với ngày chảy máu đầu tiên của kỳ kế tiếp gọi là một chu kỳ kinh nguyệt

Cần phân biệt rong kinh với rong huyết. Trong rong kinh, kinh nguyệt ra đúng vào thời điểm có kinh (chu kỳ kinh nguyệt không thay đổi), còn rong huyết là ra huyết kéo dài, bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều như: tử cung không co bóp tốt, chậm cầm máu. Cũng có thể do tử cung đổ sau khiến ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch gây nên chảy máu nhiều.

Kinh nguyệt ra nhiều có thể là triệu chứng của một số bệnh cản trở quá trình thụ thai làm tổ và dẫn đến vô sinh như: U xơ tử cung, polyp trong buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung

Một số bệnh toàn thân khác như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh gan thận, suy tuyến giáp, dùng hormon bừa bãi… cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Phụ nữ bình thường đến ngày hành kinh chỉ cần thay 3-5 băng mỗi ngày. Ở bệnh nhân có cường kinh – rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều đến nỗi ướt đẫm 1 hay nhiều băng vệ sinh mỗi giờ, có khi phải dùng một lúc 2 cái băng, phải thay băng trong đêm, máu kinh gồm những cục máu đông lớn. Ngoài ra bệnh nhân có thể có đau bụng dưới liên tục.

Bệnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm: thiếu máu (hay mệt, hơi thở ngắn và dốc), triệu chứng nhiễm trùng cấp (do không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ), thậm chí dẫn đến vô sinh hiếm muộn  nếu không được điều trị kịp thời.

Đông y gọi là ‘Kinh Nguyệt Quá Đa’, ‘KinhThủy Quá Đa’, ‘Nguyệt Thủy Quá Đa’ đa số do mạch Nhâm và mạch Xung bị suy yếu, huyết hải không giữ huyết lại được gây nên bệnh. Có thể gặp một số nguyên nhân chính sau: huyết nhiệt, huyết ứ, khí hư, đàm thấp, âm hư.

 

II. Điều trị

1. Khí hư

Triệu chứng: Kinh loãng và nhiều, mệt mỏi, da xanh ăn kém mạch trầm nhược. tương đương với chứng Rong kinh do thừa folliculin của y học hiện đại

Pháp trị: Bổ khí chỉ lậu

Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm hoặc Cử nguyên tiễn

 

 Cử nguyên tiễn  Nhân sâm

20

 Hoàng kỳ

20

 Cam thảo

8

 Bạch truật

4

 Thăng ma

4

 

Tỳ vị luận

 

 Bổ trung ích khí  Đẳng sâm

16

 Hoàng kỳ

20

 Trích thảo

4

 Thăng ma

8

 Qui đầu

12

 Sài hồ

10

 Bạch truật

12

 Trần bì

8

 Hoài sơn

16

 Trắc bách diệp

12

 Ý dĩ

16

 Táo

4

 

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

 

2. Huyết nhiệt

Triệu chứng: Kinh nhiều, kéo dài, mầu đỏ sẫm, nhầy, có cục nhỏ, đau vùng hạ vị và thắt lưng, buồn bực miệng khát, mặt đỏ, lưỡi khô. Thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng cơ địa

Pháp trị: Thanh nhiệt lương huyết

Bài thuốc: Tiên kỳ thang, hoặc Tứ vật gia Hoàng cầm, Hoàng liên

 

 Tiên kỳ thang  gia giảm  Đương qui

12

 Sinh địa

20

 Bạch thược

12

 Xuyên khung

8

 A giao

8

 Hoàng bá

8

 Tri mẫu

8

 Cam thảo

4

 Ngải diệp

8

 Địa cốt bì

8

 Củ gai

12

 Hoàng cầm

8

 Hương phụ

8

 

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

 

3. Rong kinh huyết ứ

Triệu chứng:  Lượng huyết ra nhiều có thể kèm cục huyết lớn, huyết cục ra được thì hết đau bụng, hoặc xuất huyết lượng ít không dứt, thường gặp sau khi đặt vòng

Pháp trị: Hoạt huyết khứ ứ

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm

 

 Qui xuyên

12

 Thục địa

20

 Bạch thược

12

 Đào nhân

10

 Hồng hoa

10

 Xuyên khung

8

 Uất kim

12

 Nga truật

8

 Hương phụ

8

 Ích mẫu

20

 Ngải cứu

8

 

Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Túc tam lí, Huyết hải

 

4. Âm hư

Triệu chứng: kinh sắc đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác

Pháp trị: Bổ âm chỉ lậu

 

 Đan bì

6

 Bạch linh

6

 Trạch tả

6

 Thục địa

16

 Sơn thù

8

 Hoài sơn

8

 Nhọ nồi

12

 Ngưu tất

12

 Bạch thược

12

 Kỉ tử

12

 Qui bản

8

 Xuyên khung

8

 Trắc bách diệp

12

Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn