Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại khác nhau vì thế nguyên nhân gây ra các loại bệnh tiểu đường cũng khác nhau.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường loại 1 (typ1)

Yếu tố gen di truyền đã được chứng minh là có liên quan tới việc bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1. Nếu trong gia đình, bố, mẹ mắc tiểu đường thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải loại bệnh này cao hơn so với những gia đình mà bố mẹ không mắc tiểu đường. Tuy nhiên tiểu đường typ 1 không phải là di truyền 100%, có nghĩa là bệnh chỉ tiến triển ở những người này khi một yếu tố nào đó tác động lên hệ miễn nhiễm làm phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong tụy tạng. Các tác động này chính là các yếu tố tự nhiên, tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra một yếu tố cụ thể nào gây ra tình trạng đó.

Yếu tố môi trường được khẳng định là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường typ 1: Yếu tố môi trường gồm 3 yếu tố cụ thể như sau:

Do nhiễm phải 1 loại vi rút hoặc vi khuẩn cụ thể nào đó làm cho tuyến tụy ngừng sản sinh ra insulin gây tiểu đường typ 1

Do các chất độc hóa học đi vào cơ thể chúng ta qua con đường thực phẩm.

Nuôi dưỡng trẻ sơ sinh chưa đúng cách: Trẻ sơ sinh không được nuôi bằng sữa mẹ mà sử dụng sữa bò thay sữa mẹ trong giai đoạn sơ sinh, trong sữa bò có một vài thành phần không xác định mà có khả năng gây nên phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể. Mà những phản ứng đó được cho là có liên quan đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó việc trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin D cũng có nguy cơ mắc tiểu đường typ1 cao hơn những trẻ được hấp thu đầy đủ vitamin D.

Nguyên nhân gây tiểu đường typ 2

Yếu tố gen di truyền: Cũng giống như tiểu đường typ 1 thì nguyên nhân gây tiểu đường typ 2 cũng có yếu tố từ gen di truyền. Tỷ lệ gen góp phần vào nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn nhiều so với loại 1. Nghiên cứu về sự di truyền gen trên tiểu đường loại 1 là khoảng 60% còn sự di truyền gen trên bệnh nhân tiểu đường loại 2 đạt gần 100%.

Yếu tố chủng tộc: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Nhật Bản và Mỹ, có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 hơn so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.

Tuổi cao: Không giống như tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ thường dưới 20 tuổi thì tiểu đường typ 2 lại xuất hiện ở những người ở độ tuổi lớn hơn thường là trung niên, người cao tuổi. Tuổi cao khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động cũng kém hơn giống như việc 1 chiếc máy làm việc lâu năm sẽ có trục trặc thường xuyên hơn so với một chiếc máy mới. Như vậy khi tuổi đã cao thì việc tiết insulin của tuyến tụy vì một lý do nào đó bị trục trặc khiến cho lượng insulin tiết ra không đủ cho cơ thể, gây bệnh tiểu đường.

Thừa cân, béo phì: Có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường. Béo phì sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể nhiều,đặc biệt là lượng mỡ được tích tụ ở vùng bụng, điều này sẽ khiến cho các tế bào trở nên kháng với hoạt động của insulin, và tuyến tụy của bạn là không thể tạo ra đủ insulin để vượt qua kháng cự này.Thay vì di chuyển vào các tế bào của bạn, đường tích tụ trong máu của bạn. Điều này chính là nguyên nhân gây tiểu đường loại 2.

Lười vận động: ít vận động khiến cho lượng calo tiêu thụ cho cơ thể sẽ ít, trong khi đó năng lượng bạn nạp vào lại nhiều, lượng calo trong cơ thể dư thừa chính là nguyên nhân gây béo phì, đó là nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường typ 2

Lạm dụng thuốc tây y: Các loại thuốc như steroid, Dilantin có thể làm tăng lượng đường trong máu thông qua một loạt các cơ chế. Một số loại thuốc khác, chẳng hạn như alloxan, streptozocin, và các thuốc lợi tiểu thiazide, là độc hại cho các tế bào beta của tuyến tụy và có thể gây ra bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó việc sử dụng một số loại thuốc điều trị các chứng bệnh như rối loạn tâm thần, tự kỷ ở trẻ em cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Mắc bệnh liên quan đến viêm tuyến tụy: Hội chứng nhất định (ví dụ, Prader-Willi, Down, Progeria, và Turner) có thể dẫn đến một lượng đường huyết tăng, nếu tình trạng này được kéo dài sẽ khiến bệnh nhân chuyển sang mắc bệnh tiểu đường.

Cao huyết áp: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao bởi

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng buồng trứngđa nang khiến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn, có cơ chế kháng insulin gần giống với kháng insulin trong tiểu đường. Việc các tế bào trong cơ thể kháng insulin gây rối loạn tình trạng chuyển hóa đường trong máu, gây nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn có liên quan chặt chẽ tới mắc bệnh tiểu đường typ 2: Một nghiên cứu mới đây ở Mĩ cho thấy, những người ăn trứng mỗi ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Đối với đàn ông ăn 7 quả trứng một tuần tăng 58% khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn so với những người không ăn trứng, và với phụ nữ là 77% khả năng mắc bệnh tiểu đường nếu ăn ít nhất một quả trứng một ngày.

Cách ăn:  Những người có thói quen ăn nhanh, ngấu nghiến có nguy cơ bị bệnh tiểu đường về sau. Báo The Times of India dẫn lời bác sĩ Ấn Độ Pradeep Ratnaparkhi cho biết, ăn nhanh dễ dàng làm tăng ngay hàm lượng đường trong máu. Vì thế, những người này dễ mắc chứng rối loạn dung nạp glucose (IGT), hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Ngoài ra, ăn nhanh còn khiến cơ thể nạp nhiều calo hơn mức cần thiết, từ đó dẫn đến tăng cân, góp phần làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Giấc ngủ: Những nhà nghiên cứu ở Anh sau khi tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường trên 21 bệnh nhân trong 3 tuần. Mọi sinh hoạt của họ được thực hiện hoàn toàn trong phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy: những người ngủ ít hơn 6h mỗi ngày, giấc ngủ không đúng giờ khiến làm lượng đường trong máu giảm, kèm theo đó là lượng insulin tiết ra cũng giảm 32% so với người bình thường. Đây chính là nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kì có nguyên nhân tương tự tiểu đường typ 2 tuy nhiên, tiểu đường thai kì chỉ xảy ra vào thời kì phụ nữ mang thai. Có 4 nguyên nhân khiến nguy cơ khiến thai phụ dễ mắc tiểu đường thai kì:

–        Yếu tố chủng tộc và gen di truyền

–        Trước khi mang thai đã từng mắc hội chứng buồng trứng đa năng

–        Trước đây đã từng sinh em bé có cân nặng trên 4,5kg

–        Tình trạng thừa cân béo phì.

Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn