Tác dụng của nguyên tố selen với sức khỏe

Tác dụng của selen với cơ thể

Tác dụng của selen với cơ thể

Nếu bị thiếu các nguyên tố vi lượng, cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của các cơ quan ảnh hưởng, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm. Selen là một trong các nguyên tố vi lượng có mặt ở hầu hết các mô và có ảnh hưởng to lớn đến quá trình sinh lý, sinh hóa của cơ thể. Kết quả nghiên cứu đến nay chắc chắn một điều rằng: việc cung cấp đầy đủ selen là điều kiện tiên quyết để có một cơ thể khỏe mạnh.

Ích lợi của selen                                                                                                            

Selen chống ôxy hóa: Gốc tự do chính là nguyên nhân gây già hóa cơ thể, gây các bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm hệ miễn dịch, đục thủy tinh thể… Selen có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy và ngăn cản sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể. Từ tác dụng này mà selen có các vai trò quan trọng khác như sau:

Selen chống lão hóa: Nhiều nghiên cứu cho thấy, các hợp chất của selen và của co-enzym Q đảm bảo sự toàn vẹn của màng tế bào, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào nên cũng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Selen cùng với các vitamin E, C, A là các chất chống ôxy hóa trung hòa tự do sinh ra hằng ngày, hạn chế tổn thương của tế bào do gốc tự do gây ra, nhờ đó nó làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ cho chúng ta.

Selen chống ung thư: Các gốc tự do hủy hoại tế bào và một trong những hậu quả của quá trình này là có thể làm cho tế bào bình thường biến thành tế bào ung thư. Tế bào ung thư phát triển thành khối u, di căn khắp cơ thể. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ tiến hành tại các vùng khác nhau cho thấy, số lượng người tử vong do ung thư đại tràng và ung thư vú tỉ lệ nghịch với hàm lượng selen có trong khẩu phần ăn. Một nghiên cứu gần đây cũng chứng tỏ, selen có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, phổi, buồng trứng, thực quản…

Selen ngăn ngừa bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho biết, selen có tác dụng phân hủy các lipoperoxyd nên có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch; ngăn chặn quá trình vôi hóa các động mạch do thừa vitamin D. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, selen và co-enzym Q có vai trò đặc biệt trong sự chuyển hóa của collagen, do ức chế enzym collgenase, tạo điều kiện cần thiết để phòng tránh các bệnh tim mạch. Selen có hàm lượng khá cao trong tiểu cầu, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu và phòng chống đông máu giúp giữ ổn định huyết áp.

Selen làm sáng mắt: Bình thường, nồng độ của selen có trong võng mạc cao hơn hẳn so với các tổ chức khác của cơ thể, có tác dụng làm sáng mắt do sự điều hòa quá trình sinh các gốc tự do trong võng mạc. Selen còn có tác dụng đảm bảo sự toàn vẹn của thủy tinh thể, nên ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể.

Selen làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, selen có trong thành phần nhiều loại protein và trong quá trình sinh tổng hợp protein, đặc biệt là các globulin miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ái lực giữa kháng nguyên và kháng thể là do một tính chất đặc hiệu của kháng thể, mà tính chất này hình thành được là do sự có mặt của selen.
Nhờ đó selen làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể giúp chống bệnh tật. Selen còn có tác dụng làm giảm quá trình viêm. Điều này được phát hiện khi các nhà khoa học nghiên cứu rễ cây trinh nữ hoàng cung, là dược liệu dùng trị bệnh viêm khớp rất có hiệu quả, thấy có chứa hàm lượng selen cao; tác dụng này tăng lên nhiều khi phối hợp selen với vitamin E.

… và selen cũng có tác hại

 Bên cạnh những ích lợi nói trên, selen cũng có tác hại nếu dùng selen với lượng quá cao sẽ gây ngộ độc cấp tính. Hiện khoa học chưa khẳng định chắc chắn tác hại do dư thừa selen trên người. Nhưng đã phát hiện các dấu hiệu do độc tính của selen gồm: hỏng răng, mất màu vàng trên da, phù dưới da, mất móng chân, móng tay…

Nguồn cung cấp selen

Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã xác định hàm lượng selen hằng ngày của người lớn là 100g đối với nam, 70g đối với nữ, trẻ em cần một lượng selen trong khẩu phần ăn tối ưu là 10 – 15g/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú nên tăng thêm 10 – 20g/ngày.

 Selen phân bố khắp nơi trên trái đất nhưng với hàm lượng trung bình nhỏ (khoảng 0,09ppm), nó tồn tại trong đất, nước, trong thực vật và động vật. Selen được cung cấp cho con người nhờ chế độ dinh dưỡng hằng ngày và qua một số loại dược phẩm có chứa selen. Các loại thực phẩm chứa nhiều selen là: lúa mỳ là cây có chứa selen nhiều nhất, tiếp sau đó là ngô, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, cà chua, tỏi, các loại nấm, trong thịt động vật, đặc biệt là trong cá. Hàm lượng selen có trong cá nước ngọt và cá biển tương đương nhau, chủ yếu tại gan và da cá. Trong các loại cá thì cá ngừ có chứa nhiều selen hơn cả, rồi đến cá nục, cá thu. Tôm đồng, sò, hến cũng là một nguồn selen rất phong phú.
Theo Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn