VIÊM PHẾ QUẢN – HEN PHẾ QUẢN – GIÃN PHẾ QUẢN

A- ĐỊNH NGHĨA

Tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản hay xảy ra nhất ở phế quản lớn và trung bình, nhiều khi cả ở trong khí quản. Nếu tình trạng viêm đó đến nhanh và sớm kết thúc  sau vài ngày,  thì gọi là viêm cấp, nếu kéo dài nhiều năm gọi là viêm mạn tính.

B- VIÊM PHẾ  QUẢN CẤP.

VIÊM PHẾ QUẢN – HEN PHẾ QUẢN – GIÃN PHẾ QUẢN

VIÊM PHẾ QUẢN – HEN PHẾ QUẢN – GIÃN PHẾ QUẢN

1. Lâm sàng.

· Bắt đầu: thường triệu chứng xảy ra khi viêm mũi họng. Người bệnh có sốt.

· Toàn phát: ho là dấu hiệu chủ yếu. Đầu tiên còn ít tiết dịch phế quản người bệnh  ho khan, sau đó khạc đờm gồm chất nhầy và mủ, sốt bắt đầu giảm. Khám lâm sàng: nghe thấy tiếng rên phế quản, trong giai đoạn ho khan thấy tiếng ho rên, ho ngáy, có khi rên rít rải rác hai bên phổi. Trường hợp viêm khu trú, chỉ nghe thấy các tiếng rên ở một vùng. Tới giai đoạn khạc đờm, xuất hiện rên ẩm, to hạt không đều.

2.  Cận lâm sàng.

· X quang: không thấy triệu chứng gì đặc hiệu.

· Đờm: có nhiều chất nhầy, bạch cầu thường đã thoái hoá, các tế  bào lớn của  phế quản có tiêm mao, ngoài ra có thể thấy vi khuẩn các  loại.

3.  Tiến triển. Thường chỉ vài ngày làkhỏi. Có khi kéo dài nhiều tuần. Nhưng tiên lượng phụ thuộc vào bệnh  chính đã gây nên viêm phế quản.

4.  Nguyên nhân: co rất nhiều, có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn: viêm phế uqản cấp thường nằm trong bệnh cúm, sởi, ho gà.  Lạnh đột ngột và ẩm cũng là  những yếu tố gây bệnh. Có người bị viêm vì dị ứng, trong công nghiệp người ta thấy nhiều trường hợp viêm phế quản cấp do hít phải  nhiều hoá chất, ví dụ clo.

5.  Sinh bệnh học: trong viêm phế quản cấp bao giờ cũng có phù nề và xuất tiết  nhiều ở niêm mạc phế quản. Nguyên nhân của hiện tượng đó có thể là tại chỗ hoặc  toàn thân  do nhiễm khuẩn, hoặc không do nhiễm khuẩn, mà chỉ có loại thần kinh và tiết dịch biểu hiện ở phế quản.

C- VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH.

1.  Định nghĩa. Nếu người bệnh ho nhiều trong ít nhất hai năm, và mỗi năm  ít nhất ba tháng, có thể coi như bị viêm phế quản mạn tính.

2.  Nguyên nhân: không có nguyên  nhân đặc hiệu, bất kỳ nguyên nhân nào có thể gây  ra viêm phế quản cấp tái diễn nhiều lần, đều có thể gây ra viêm mạn tính: một bệnh mạn tính ở phổi cũng là một nguyên nhân của viêm phế quản mạn tính. Ta thường gặp trong:

– Nhiễm khuẩn mũi họng mạn tính: viêm xoang mặt, viêm họng, viêm tuyến hạnh nhân.

– Bệnh phổi mạn tính: lao phổi, bụi phổi. Hen phế quản cũng là đều kiện thuận lợi của viêm phế quản mạn tính.

Đặc biệt đối với người lớn tuổi, triệu chứng chức năng đầu tiên của ung thư phổi nhiều khi xuất hiện dưới hình thức viêm phế quản mạn tính. Đối với trẻ em ho nhiều, kéo dài có thể là do hạch to ở trung thất (sơ nhiễm lao, dị vật ở phế quản).

3.  Giải phẫu bệnh: có hai khả năng:

– Niêm mạc phế quản phì đại do phù nề  xuất tiết kéo dài.

– Niêm mạc teo.

Đôi khi có viêm quanh phế quản. Khi quá trình viêm đã kéo dài, phế quản mất tính chất đàn hồi, cứng lại.

4.  Sinh lý bệnh: do tiết dịch nhiều, kéo dài và  do phế quản mất tính chất đàn hồi, sự thông khí kém đi, dần dần xuất hiện suy hô hấp.

5.  Lâm sàng: người bệnh ho nhiều khi thay đổi thời tiết, thường về buổi sáng sớm, hoặc khi lao động  nhiều. Ho có thể ít hoặc nhiều đờm. Ngoài những đợt viêm cấp do bội nhiễm, không có sốt, người bệnh vẫn làm việc bình thường: ngoài cơn ho, khám lâm sàng không thấy gì đặc biệt.

6.  Cận lâm sàng.

– Xquang: có thể thấy rốn phổi đậm do xung huyết. Ngoài ra không thấy triệu chứng gì đặc hiệu của bệnh.

– Thăm dò chức năng hô hấp: ở giai đoạn có biến chứng của hô hấp, có thể thay đổi bệnh lý. Nhưng đó không phải là phương tiện chẩn đoán thiết thực có lợi cho điều trị ngưng biến chứng của viêm phế quản mạn tính.

7.  Tiến triển:

– Tốt: nếu chữa được nguyên nhân gây bệnh, ví dụ: cắt bỏ tuyến hạnh nhân chữa viêm xoang mặt, bỏ thuốc lá, chống lạnh.

– Xấu: tổn thương viêm làm thay đổi giải phẫu và sinh lý hô hấp, dần d6àn đưa tới suy hô hấp và suy tim phải.

II – HEN PHẾ QUẢN.

A- ĐỊNH NGHĨA:

Cơn khó thở kịch phát do co hẹp đột ngột toàn thể các phế quản.

B- SINH BỆNH HỌC.

Do mất thăng bằng giữa dây X và giao cảm, dây làm co thắt cơ phế quản và gây phù, xuất tiết  nhiều ở  niêm  mạc phế quản.

C- NGUYÊN NHÂN.

Rất phức tạp: dị ứng, rối loạn nội tiết, viêm khu trú như viêm  xoang mặt  viêm tuyến hạnh nhân…

D- LÂM SÀNG:

Có 3 giai đoạn có thể điển hình:

1.  Giai đoạn: Cơn thường  xảy về đêm. Người bệnh đang nằm, có cảm giác  thiếu không khí, phải ngồi dậy, mở cửa cho thoáng. Ho ít và ho khan, sau đó cơn khó thở đến nhanh, có những tính chất đặc biệt sau đây:

– Khó thở nhiều, người bệnh phải  ngồi  chống hai tay ra phía trước.

– Khó thở ra là chù yếu. Đứng ngoài nghe thấy  tiếng thở chậm và mạnh giống nhau như tiếng kéo cưa, rõ nhất lúc thở ra. Khám lâm sàng nghe thấy rên rít và rên ngáy, chủ yếu là rên rít.

2.  Giai đoạn xuất tiết: về cuối cơn thở, người bệnh ho, khạc ra đờm trong.

3.  giai đoạn kết thúc: sau cơn ho, cơn hen kết thúc.

E- CẬN LÂM SÀNG

– Xquang: có thể thấy phổi sáng hơn do  giãn phế nang cấp. Nhưng không nhất thiết  phải soi phổi để chẩn đoán là cơn hen.

– Đờm: có nhiều chất nhày, bạch cầu ưa axit và tinh thể Saccô Lâyđen (Charcot Leyden).

F- TIẾN TRIỂN

Bệnh mạn tính, người bệnh thỉnh thoảng lại lên cơn hen, khi thay đổi thời tiết hay tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ngoài cơn, người bệnh hoàn toàn khoẻ mạnh. Người hen có thể sống được lâu. Tuy nhiên, cần phải phòng ngừa bội  nhiễm phổi  và tránh các tác nhân kích thích có thể gây hen. Bản thân hen phế quản ít nguy hiểm, nhưng các biến chứng do bội nhiễm hoặc  do điều trị không  đúng đắn có thể gây ra  hậu quả xấu  viêm phế quản mạn tính ở người hen, có thể dẫn tới suy hô hấp, suy tim phải.

IV. GIÃN PHẾ QUẢN  THỂ ĐIỂN HÌNH.

A. ĐỊNH NGHĨA.

Bệnh mãn  tính bẩm sinh hoặc mắc phải, trong đó phế quản nhỏ và trung bình giãn rộng ra thường có những đợt bội nhiễm.

B.  NGUYÊN NHÂN.

– Bẩm sinh: có dị dạng trong cấu tạo thành phế quản, có thể kèm theo teo phế nang, hoặc các dị dạng khác: tuỵ tạngđa nang, đảo phủ tạng, thịt thừ ở mũi, viêm xoang sàng.

– Mắc phải: sau ápxe phổi, lao phổi, viêm phế quản mạn tính, dị vật ở phế quản.

C.  GIẢI PHẪU BỆNH.

Có thể giãn toàn bộ  hoặc khu trú ở một thuỳ phổi. Niêm mạc phế quản phì đại hoặc teo đét. Cơ, các  sợi xơ và chun bị  phá huỷ.

D.  TRIỆU CHỨNG.

Bệnh đầu từ từ, khi đã rõ, có mấy loại triệu chứng sau:

1.  Ho kéo dài: Ho cơn, nhiều về sáng sớm. Ho nhiều đờm.

2.  Tính chất nhờn: đờm rất nhiều, có thể tới 400-500ml một ngày. Mùi như thạch cao ướt, cho vào cốc, đớm lắng thành  ba lớp.

– Dưới đáy cốc: mủ dày đặc.

– Ở giữa: chất dịch nhầy của các tuyến phế quản.

– Trên cùng: bọt lẫn dịch nhầy và mủ.

Xem vi mô không thấy chun, một thành phần của vách phế nang thường gặp ở đờm trong ápxe phổi.

3.  Khám lâm sàng: có thể thấy rên phế quản hoặc hội  chứng đông đặc thường thấy ở đáy phổi. Các tiếng rên  thay đổi theo tình trạng phế quản nhiều hay ít đờm.

4.  X quang: chụp thẳng, không chuẩn bị: rốn phải  đậm, có thể thấy mờ đậm theo  hình thước thợ ở góc  tim hoành. Trông rõ nhất ở bên phải, ngoài ra còn thấy  nhiều hình mờ rải rác  và hình tròn sáng hai bên phổi.

Chụp phế quản bơm lipiodol: giúp cho chẩn đoán quyết định vị trí  và loại giãn phế quản.

Có thể thấy:  Gĩan hình ống; giãn hình túi; Gĩan hình tràng hạt.

Soi phế quản: Xem để biết vị trí giãn và tình trạng niêm mạc phế quản.

E.  TIẾN TRIỂN.

Bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt khi có bội nhiễm, có thể biến chứng nhiễm khuẩn, gây ápxe phổi, viêm phổi  và có thể dẫn tới  suy hô hấp, suy tim phải.

V. HỘI CHỨNG TẮC PHẾ QUÃN.

A.  NGUYÊN NHÂN.

Chèn ép phế quản từ bên ngoài: hạch khí phế quản to, tim to (tràn khí dịch màng tim)…

Chèn ép từ bên trong phế quản: U ác hoặc lành tính, dị vật, viêm mạn tính gây co kéo (lao) hoặc  bán cấp (bạch hầu, sinh giả mạc).

Tiết dịch tăng bị ứ trệ: Ho ra máu, phế quản bị cục máu bịt kín. Viêm phế quản-phổi.

B.  TRIỆU CHỨNG.

1.  Lâm sàng: trường hợp điển hình thấy:

Ho khó thở: tiếng thở rít như  trong cơn hen, khó  thở ở hai thì hô hấp. Quan sát thấy: người bệnh  mặt tím lại, vã mồ hôi, cánh mũi phập phồng có kéo thanh quản  và cơ trên ức, dưới mũi ức, cơ liên sườn.

Nghe: nếu tắc hoàn toàn,  cả một vùng trên lồng ngực không có rì rào phế nang.

Tắc không hoàn toàn:  có tiếng rít như tiếng gío qua khen cửa. Đôi khi nghe có tiếng đập nhịp nhàng (theo nhịp thở) của dị vật bị  di chuyển khi hô hấp .

2.  Xquang:

Có thể thấy hình ảnh xẹp  phổi trong tắc hoàn toàn. Phổi xẹp rất dễ  bị nhiễm khuẩn, bị ápxe hoá.

Nếu tắc không hoàn toàn, không khí  vào nhưng không ra được, nên sẽ có tình trạng giãn phế nang khu trú.

Theo thaythuoccuaban.com
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề sức khỏe, hoặc muốn được tư vấn về bệnh, về chế độ ăn uống, có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline: 18006834 (Miễn Phí)

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn